Công nghệ Radio Frequency Identification (RFID) đang ngày càng được cải tiến và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, cũng như đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, vì là công nghệ mới, nên nhiều người dùng vẫn còn khá mơ hồ về hệ thống này.
Vậy Radio Frequency Identification là gì? Hệ thống RFID hoạt động như thế nào? Radio Frequency Identification được ứng dụng như thế nào trong lao động sản xuất? Bài viết ngay sau đây của Duy Phát sẽ giúp bạn đọc tìm ra lời giải đáp chi tiết nhé!
Radio Frequency Identification là gì?
Radio Frequency Identification (RFID) là hệ thống nhận dạng qua tần số vô tuyến. Hiểu một cách đơn giản, RFID là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, hệ thống cho phép dữ liệu từ trên con chip được đọc thông qua đường dẫn sóng vô tuyến. Khoảng cách truyền thông tin giữa 2 vật thể thông thường là khoảng 50cm đến 10 mét.
Cách thức hoạt động của Radio Frequency Identification
Hệ thống Radio Frequency Identification được cấu thành từ 2 bộ phận chính là thiết bị phát mã RFID có gắn chip (tag) và thiết bị đọc RFID. Thiết bị đọc RFID sẽ được trang bị ăng ten để thu và phát sóng điện từ. Thiết bị phát mã RFID sẽ được gắn liền với vật cần phải nhận dạng. Mỗi RFID tag sẽ chứa một mã số nhất định và hoàn toàn không trùng nhau.
RFID hoạt động theo nguyên lý sau:
0908 08 11 08 - 0909 41 59 41
- Thiết bị đọc RFID được đặt cố định tại một vị trí, chúng phát ra sóng vô tuyến điện ở tần số nhất định để phát hiện những thiết bị phát ở xung quanh nó.
- Khi RFID phát đi vào vùng chứa sóng vô tuyến điện được thiết bị đọc RFID phát ra, RFID sẽ nhận sóng điện từ, thu nhận và phát lại cho RFID đọc về mã số của nó. Nhờ đó, thiết bị đọc RFID sẽ biết được RFID tag nào đang nằm trong vùng hoạt động.
Trong thẻ chip của RFID có chứa những mã nhận dạng riêng biệt, có thể lên đến 4 tỷ mã số đối với loại thẻ 32bit. Điều này sẽ đảm bảo thiết bị đọc RFID nhận dạng chính xác, tránh gây nhầm lẫn, bảo đảm độ an toàn và tính bảo mật cao.
Đặc điểm của Radio Frequency Identification
- Tần số thường sử dụng là 125Khz hoặc 900Mhz
- Hệ thống Radio Frequency Identification sử dụng bộ thu phát sóng radio không dây, không dùng tia sáng như ở các mã vạch
- Thông tin sẽ được truyền tự do mà không cần bất kỳ tiếp xúc vật lý nào
- RFID có thể đọc thông tin xuyên qua nhiều môi trường, không bị ảnh hưởng bởi các vật cản. Đây chính là điểm nổi bật hơn hẳn so với các loại máy quét mã vạch hay các loại công nghệ nhận dạng thông thường khác.
Ưu điểm của Radio Frequency Identification
- Hiển thị chi tiết thông tin chuỗi cung ứng: khi sử dụng máy quét mã vạch, cần phải có những thao tác thủ công của con người để cập nhật chính xác vị trí vật dụng trên dây chuyền, hoạt động này diễn ra ngắt quãng do hạn chế về con người. Với công nghệ RFID, việc theo dõi quá trình tự động hóa được thực hiện thường xuyên và liên tục, với khả năng hiển thị đầy đủ những thông tin chi tiết theo thời gian thực trên dây chuyền sản xuất.
- Kiểm soát hiệu quả hàng tồn kho: ngày nay, công nghệ Radio Frequency Identification thường được dùng để theo dõi các pallet, container và nhiều tài sản giá trị khác. Vì vậy, doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ những tài sản đang lưu kho, đồng thời hệ thống còn cung cấp khả năng truy nguyên nguồn gốc của vật dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tính toán chi tiêu và đầu tư sản xuất phù hợp với tình hình thực tế.
- Tối ưu chi phí: hệ thống RFID giúp quá trình tự động hóa diễn ra hiệu quả, công tác kiểm soát hàng tồn kho được thực hiện nhanh chóng, từ đó, giảm thiểu lượng lớn chi phí lao động. Việc kiểm đếm hàng trong kho có thể được hoàn thành nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác cao mà không cần tốn nhiều nhân công.
Ứng dụng của Radio Frequency Identification vào lao động sản xuất
Việc sử dụng hệ thống Radio Frequency Identification giúp giảm thiểu tối đa công việc con người cần thực hiện, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả và chất lượng cao. Do vậy, Radio Frequency Identification ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào lao động sản xuất, cụ thể:
- Trong việc quản lý kho: RFID được dùng để phân loại vật tư, hàng hóa,… trong kho thông qua việc gắn tag RFID lên từng sản phẩm. Các dữ liệu từ tag RFID sẽ cung cấp dữ liệu thực tế về vị trí, số lượng, phân loại hàng hóa trong kho và hiển thị đầy đủ trên máy chủ. Nhờ đó, hoạt động xuất – nhập kho cũng được kiểm soát hiệu quả và diễn ra nhanh chóng hơn.
- Trong sản xuất sản phẩm theo dây chuyền: Radio Frequency Identification được dùng thay thế thẻ Kaban để kiểm soát hiệu quả dây chuyền sản xuất, theo dõi sát sao quá trình gia công theo thời gian thực, tránh phát sinh lỗi hoặc tồn đọng thành phẩm trên dây chuyền sản xuất.
- Trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ: FRID được dùng trong quá trình theo dõi độ ẩm, nhiệt độ,… và truyền những dữ liệu thu thập được về trung tâm kiểm soát, giúp quá trình bảo quản sản phẩm đảm bảo ở điều kiện tối ưu.
HOTLINE MUA HÀNG:
0908 08 11 08 (Mr Trí Toàn) 0909 41 59 41 (Ms Bích Luyện)
Tin tức liên quan