CIF là gì? Tất tần tật về CIF – So sánh CIF và FOB

CIF là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nắm rõ những quy tắc thương mại quốc tế trong hoạt động ngoại thương chính là vấn đề cơ bản đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong Incoterms, CIF là một trong số những điều kiện giao hàng quan trọng, được ứng dụng phổ biến hiện nay.

Vậy CIF là gì? Khi nào nên sử dụng điều kiện CIF và trách nhiệm của các bên được quy định như thế nào trong CIF? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây nhé!

CIF là gì? Tất tần tật về CIF - So sánh CIF và FOB
CIF là gì? Tất tần tật về CIF – So sánh CIF và FOB

CIF là gì?

Trong Incoterms, CIF là điều kiện giao hàng nhóm C, viết tắt của Cost (tiền hàng), Insurance (bảo hiểm) và Freight (cước phí). Điều khoản CIF quy định rằng người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm khi lô hàng đã được xếp lên trên boong tàu tại cảng xếp. Tuy nhiên, người bán vẫn phải chi trả toàn bộ phần chi phí vận chuyển khi vận chuyển hàng đến cảng đích.

CIF là gì?
CIF là gì?

CIF thường được viết kèm với tên của cảng đích. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều khoản CIF chỉ dùng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Chuyển giao rủi ro trong CIF

Chuyển giao rủi ro là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những điều khoản được quy định trong Incoterms. Nội dung của điều kiện giao hàng CIF quy định rằng, rủi ro sẽ chuyển giao từ cảng xếp hàng. Người bán sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm đường biển thay người mua, sau đó sẽ gửi bảo hiểm cho người mua cùng với các chứng từ liên quan. Khi có tổn thất ngoài ý muốn trong quá trình vận chuyển lô hàng, người mua sẽ đứng ra đòi bảo hiểm bồi thường.

Chuyển giao rủi ro trong CIF
Chuyển giao rủi ro trong CIF

Bên bán sẽ chi trả phí vận chuyển lô hàng, nhưng sẽ không phải chịu rủi ro đối với mọi tổn thất xảy ra với lô hàng trong quá trình vận chuyển trên biển.

Tất tần tật về CIF

Cung cấp hàng hóa 

Theo quy định của CIF, người bán có trách nhiệm giao hàng và cung cấp cho người mua những chứng từ quan trọng như hóa đơn thương mại, vận đơn,…

Trách nhiệm của các bên trong cung cấp hàng hóa
Trách nhiệm của các bên trong cung cấp hàng hóa

Người mua có trách nhiệm thanh toán tiền hàng theo quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà hai bên đã ký kết.

Thủ tục và giấy phép

Người bán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ giấy phép xuất khẩu, cùng những giấy tờ ủy quyền từ địa phương cho lô hàng cần xuất khẩu. Bên bán cũng sẽ phải làm thủ tục thông quan và xin giấy phép nhập khẩu cho lô hàng.

Thủ tục và giấy phép
Thủ tục và giấy phép

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Người bán sẽ thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng và có trách nhiệm chi trả phí vận chuyển lô hàng đến cảng đích.

Bên mua không phải ký kết các hợp đồng vận chuyển chính và cũng không cần ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

Giao nhận hàng hóa

Người bán sẽ chịu trách nhiệm giao hàng ở cảng xuất hàng chỉ định, đây chính là điều khoản cơ bản trong CIF.

Bên mua sẽ nhận hàng ở cảng nhận chỉ định sau khi hàng được vận chuyển đến.

Giao nhận hàng hóa
Giao nhận hàng hóa

Cước phí

Người bán sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí trong quá trình đưa hàng lên tàu, vận chuyển hàng đến cảng dỡ, khai báo hải quan, mua bảo hiểm, nghĩa vụ đóng thuế xuất khẩu,…

Cước phí
Cước phí

Người mua sẽ chi trả các khoản phí liên quan sau khi hàng được đưa lên tàu. Bên mua cũng sẽ phải đóng thuế nhập khẩu và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu lô hàng. 

Bằng chứng giao hàng

Người bán sẽ chuyển giao chứng từ gốc sau khi lô hàng được chuyển lên tàu. 

Người mua sẽ chấp nhận các chứng từ được người bán chuyển giao dưới hình thức phù hợp nhất.

Kiểm tra hàng hóa

Bên bán sẽ tiến hành chi trả chi phí cho quá trình kiểm kê, quản lý chất lượng và đóng gói hàng hóa,…

Bên mua sẽ trả những chi phí liên quan đến kiểm dịch tại nước xuất khẩu,…

Kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa

So sánh CIF và FOB

So sánh CIF và FOB
So sánh CIF và FOB

CIF và FOB là hai thuật ngữ vô cùng quan trọng trong hoạt động ngoại thương. Tuy là 2 thuật ngữ khác nhau nhưng có không ít người có sự nhầm lẫn về 2 điều kiện này. Sau đây là sự khác biệt giữa CIF và FOB;

Tiêu chí so sánhĐiều kiện CIFĐiều kiện FOB
Điều kiện trong IncotermsTiền hàng, bảo hiểm, cước tàuGiao hàng lên tàu
Bảo hiểmNgười bán chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩuNgười bán không phải mua bảo hiểm
Trách nhiệm vận tải thuê tàuNgười bán phải tìm tàu vận chuyểnNgười mua chịu trách nhiệm thuê tàu
Địa điểm kết thúc nghĩa vụMặc dù rủi ro được chuyển giao khi hàng đã được chuyển qua lan can tàu, nhưng người bán vẫn phải có trách nghiệm “cuối cùng” khi hàng đến cảng dỡNgười bán kết thúc nghĩa vụ khi hàng đã được chuyển qua khỏi lan can tàu
So sánh CIF và FOB

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi CIF là gì?, cũng như những điểm khác biệt giữa điều kiện CIF và FOB. Hi vọng Duy Phát Forklift có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích cho bạn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhé!

Đánh giá ngay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *