Logistics ngược là gì? Lợi ích của Logistics ngược

Thị trường logistics hiện nay ngày càng trở nên sôi động. Chúng ta thường biết đến logistics với vai trò lập kế hoạch, thực hiện và quản lý quá trình sản xuất, từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vậy nếu hàng hóa xảy ra lỗi, hư hỏng hay hết hạn sử dụng, quá trình thu hồi hàng hóa từ tay người tiêu dùng về nhà máy được thực hiện như thế nào?

Sau đây, mời bạn đọc cùng Duy Phát tìm hiểu logistics ngược là gì? Phương thức logistics này mang lại những lợi ích gì nhé!

Logistics ngược là gì? Lợi ích của Logistics ngược
Logistics ngược là gì? Lợi ích của Logistics ngược

Logistics ngược là gì?

Logistics ngược là gì chính là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp nên quan tâm tìm hiểu. Logistics ngược (hay reverse logistics) là quá trình thu hồi hàng hóa từ người tiêu dùng về doanh nghiệp, cũng như tận dụng phế liệu, phế phẩm từ quá trình đóng gói, vận chuyển vật liệu tái chế thu được từ người tiêu thụ sau cùng.

Logistics ngược là gì?
Logistics ngược là gì?

Theo một nghiên cứu gần đây của Inbound Logistics, có đến 40% giao dịch trực tuyến trong năm bị hoàn lại. Do vậy, nếu không có chiến lược logistics ngược vững chắc, doanh nghiệp khó có thể xử lý những hàng hóa bị trả lại hiệu quả.

Dưới áp lực cạnh tranh gay gắt, cùng vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hiện nay, logistics ngược được xem là một trong những giải pháp hữu ích, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Lợi ích của logistics ngược

Logistics ngược là gì đã được giải đáp qua những thông tin trên. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo một số lợi ích của logistics ngược nhé!

Tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận

Hệ thống logistics ngược hiệu quả sẽ cho phép doanh nghiệp cắt giảm chi phí theo nhiều cách. Hoạt động logistics ngược trung bình chiếm khoảng từ 3% đến 15% chi phí của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức và thực hiện tốt, logistics ngược sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể những khoản chi phí liên quan như giảm chi phí bao bì nhờ tái sử dụng bao bì nhiều lần, chi phí nguyên vật liệu nhờ quá trình tái chế, chi phí liên quan đến hỗ trợ kỹ thuật,… 

Logistics ngược giúp tối ưu nguồn chi phí
Logistics ngược giúp tối ưu nguồn chi phí

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng chính là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín và sự thành công của doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu thị trường gần đây, 95% người tiêu dùng sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng lại nếu đơn hàng trước được suôn sẻ và chu đáo. Do vậy, phát triển hoạt động logistics ngược với dịch vụ hoàn trả hàng và chăm sóc khách hàng chu đáo, sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp sẽ có thể tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh nhờ quá trình logistics ngược. Một quy trình logistics ngược hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng với sự thay đổi của thị trường và tận dụng các cơ hội. 

Logistics ngược tạo lợi thế cạnh tranh
Logistics ngược tạo lợi thế cạnh tranh

Công ty cũng có thể tránh được những chi phí phát sinh không cần thiết và loại bỏ những nguồn lực dành cho việc quản lý khi hàng hóa bị trả lại.

Cải thiện sự bền vững

Phần lớn hàng hóa quay trở lại chuỗi cung ứng có thể sẵn sàng để tái sử dụng. Do vậy, sử dụng logistics ngược sẽ giúp cải thiện hình ảnh và gia tăng sự bền vững của thương hiệu trên thị trường.

Logistics ngược giúp cải thiện sự bền vững của thương hiệu
Logistics ngược giúp cải thiện sự bền vững của thương hiệu

Các bước thực hiện logistics ngược

Logistics ngược hình thành dựa vào nhiều nguyên nhân như thu hồi những sản phẩm không bán được để cải tiến, thu hồi bao bì để tái sử dụng, thu hồi sản phẩm lỗi, hư hỏng, thu hồi những sản phẩm có thể tháo rời và tái sử dụng,…

Các bước thực hiện logistics ngược
Các bước thực hiện logistics ngược

Quy trình thực hiện logistics ngược bao gồm 4 bước:

  • Tập hợp: là hoạt động thu hồi những sản phẩm không bán được, những sản phẩm khuyết tật, hư hỏng, bao bì có thể tái chế,… rồi chuyển chúng đến vị trí thu hồi.
  • Kiểm tra: tại các điểm thu hồi, hàng hóa sẽ được kiểm tra lại về chất lượng, sau đó được chọn lọc và phân loại theo từng tiêu chí. Công đoạn này có vai trò rất quan trọng, và trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện những công đoạn tiếp theo.
  • Xử lý: với những hàng hóa được thu hồi, doanh nghiệp sẽ có nhiều phương án xử lý khác nhau như phục hồi sản phẩm, sửa chữa lại các sản phẩm lỗi, sản xuất lại, tháo ra để lấy phụ tùng, tái sử dụng hoặc bán lại,… Nếu hàng hóa không còn sử dụng được nữa, doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn phương án xử lý rác thải phù hợp, tránh gây ô nhiễm môi trường.
  • Phân phối sản phẩm đã được phục hồi: sản phẩm sau khi đã được phục hồi sẽ được đưa trở lại, và quá trình logistics sẽ diễn ra bình thường với những hoạt động lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về logistics ngược, hi vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi logistics ngược là gì?, cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động logistics ngược vô cùng quan trọng hiện nay nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời