Xe nâng thủy lực là gì? Ưu điểm, Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của xe nâng thủy lực

Máy ép thủy lực là thiết bị đầu tiên ứng dụng thủy lực vào công nghiệp từ năm 1795 và nhanh chóng trở thành cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử. Ngày nay, hệ thống thủy lực được sử dụng để chế tạo ra nhiều loại máy móc tiện ích, nổi bật là những mẫu xe nâng thủy lực. 

Vậy xe nâng thủy lực là gì? Cấu tạo xe nâng thủy lực như thế nào? Hãy cùng Duy Phát khám phá chi tiết qua những chia sẻ sau đây nhé!

Xe nâng thủy lực là gì?

Xe nâng thủy lực là xe nâng được trang bị hệ thống thủy lực, sử dụng bộ truyền động bằng việc tác động điện năng hoặc cơ năng lên bơm thủy lực để tạo ra áp suất lên những chất lỏng có độ đậm đặc như dầu, xăng,…, tạo thành hệ thống tuần hoàn khép kín để hoạt động.

Xe nâng thủy lực là gì?
Xe nâng thủy lực là gì?

Nhờ sử dụng hệ thống thủy lực, xe nâng có thể dễ dàng di chuyển và thực hiện nâng hạ những hàng hóa có tải trọng lớn, lên nhiều kệ hàng có độ cao khác nhau.

Cấu tạo hệ thống thủy lực của xe nâng

Xe nâng thủy lực được cấu thành từ những bộ phận cơ bản sau đây:

  • Thùng chứa: là nơi chứa đựng chất thủy lực (xăng, dầu,…) để cung cấp cho hệ thống thủy lực
  • Bơm nguồn: là bộ phận tạo ra lưu lượng và áp suất thông qua xi lanh thủy lực
  • Xi lanh thủy lực: tác động trực tiếp vào chất thủy lực trong hệ thống tạo ra truyền lực, giúp xe nâng thực hiện quá trình nâng hạ đến độ cao mong muốn
  • Đồng hồ đo áp suất: hiển thị áp suất tại đầu ra của bơm nguồn để điều chỉnh cho phù hợp
  • Van an toàn: đảm bảo áp suất hệ thống không được vượt quá giá trị cho phép, giúp giữ cho các thiết bị hệ thống ở ngưỡng an toàn, không bị hư hỏng
  • Van tiết lưu và van một chiều: điều tiết tốc độ nâng hạ của xe nâng, tránh tình trạng nâng lên và hạ xuống đột ngột làm hàng hóa bị hư hỏng
  • Van phân phối 2B2: được đặt ở vị trí xả dầu, thực hiện chức năng giảm tải cho bơm khi hệ thống thủy lực chưa làm việc
  • Van một chiều có điều kiện: được đặt ở sát đầu dưới xi lanh, dùng để mở dòng ở đường cao áp
  • Van phân phối 4/3: có tác dụng điều tiết hoạt động của xi lanh và điều tiết quá trình nâng hạ của xe
  • Thiết bị làm mát: giúp làm mát dầu thủy lực chạy trong hệ thống, hạn chế xảy ra tình trạng sôi dầu gây nóng máy, cháy máy. Thiết bị làm mát sẽ được mắc song song cùng một khóa
  • Cụm lọc dầu: có chức năng lọc cặn bẩn sinh ra trong quá trình hệ thống hoạt động. Cụm lọc dầu thường được lắp ở đường xả
Cụm lọc dầu của xe nâng thủy lực
Cụm lọc dầu của xe nâng thủy lực
Bơm thủy lực xe nâng
Bơm thủy lực xe nâng

Nguyên lý hoạt động của xe nâng thủy lực

Xe nâng thủy lực hoạt động theo nguyên lý riêng biệt
Xe nâng thủy lực hoạt động theo nguyên lý riêng biệt

Tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của mỗi loại xe nâng mà cơ chế vận hành của xe nâng thủy lực cũng khác nhau. Thông thường, xe nâng thủy lực sẽ hoạt động theo 5 chế độ chính, cụ thể:

  • Chế độ chờ: van phân phối sẽ để ở chế độ mở nhằm giảm tải cho bơm, van phân phối sẽ được mở ở ¾ chế độ trung gian. Những van khác tạm thời chưa hoạt động.
  • Chế độ nâng hạ: bơm nguồn tiến hành hút dầu thủy lực từ thùng chứa, dầu sẽ đi qua màng lọc để lọc bớt những cặn bẩn. Sau đó, dầu được tăng áp và di chuyển tới các van phân phối. Van phân phối sẽ đưa dầu thủy lực vào hệ thống và xi lanh để xe nâng thực hiện quá trình nâng hạ. Van phân phối được điều khiển bởi tay cầm, nhằm điều tiết lưu lượng dầu đến xi lanh nghiêng và xi lanh nâng hạ
  • Chế độ giữ tải: khi người điều khiển muốn giữ hàng hóa ở độ cao nhất định nhằm thuận tiện cho việc di chuyển, chế độ giữ tải sẽ hoạt động. Van 1 chiều sẽ khóa lại ngăn không cho dầu ở xi lanh chảy ngược lại bể dầu, giữ càng nâng cố định ở một vị trí
  • Chế độ quá tải: khi hệ thống gặp sự cố, van xả sẽ bắt đầu hoạt động để giảm tải và bảo vệ bơm, cũng như các thiết bị khác của hệ thống thủy lực. Đồng thời, các van khác cũng sẽ ngưng hoạt động

Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với phụ kiện của hệ thống thủy lực xe nâng

Phụ tùng, linh kiện hệ thống thủy lực đóng vai trò rất quan trọng đối với xe nâng thủy lực. Tình trạng làm việc của hệ thống thủy lực sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình làm việc của xe nâng. Khi những chi tiết của hệ thống thủy lực gặp trục trặc sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình xe nâng hoạt động và ảnh hưởng đến sự an toàn của con người và hàng hóa. Vì vậy, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thủy lực xe nâng đúng yêu cầu kỹ thuật là điều rất quan trọng đối với quá trình vận hành và sử dụng xe nâng.

Linh kiện, phụ tùng hệ thống thủy lực cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên
Linh kiện, phụ tùng hệ thống thủy lực cần được kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên

Qua những chia sẻ trên đây của Xe nâng Duy Phát, hi vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về xe nâng thủy lực. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về dòng xe nâng này, vui lòng liên hệ đến với Duy Phát ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm: Xe nâng điện chính hãng

Đánh giá ngay

Trả lời