Xe nâng là phương tiện chuyên dùng để nâng đỡ con người, hàng hóa hoặc thi công những công trình trên cao. Vì thường xuyên phải làm việc trên cao, với những loại hàng hóa có tải trọng lớn, nên việc đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa trong quá trình sử dụng xe nâng là rất cần thiết.
Chính vì vậy, việc kiểm tra xe nâng trước khi vận hành luôn cần được chú trọng. Vậy kiểm tra xe nâng trước khi vận hành như thế nào? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nhé!
Vì sao phải kiểm tra xe nâng trước khi vận hành?
Xe nâng hàng chuyên được dùng cho quá trình nâng hạ, di chuyển, sắp xếp hàng hóa trên cao với khoảng cách nhất định. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xe nâng hàng đã trở thành trợ thủ “đắc lực” của nhiều người dùng.
=>> Xem thêm: Nơi bán xe nâng điện cũ chính hãng, giá rẻ, chất lượng tốt
Tuy nhiên, trong khi sử dụng, xe nâng khó có thể tránh khỏi những lỗi, hư hỏng phát sinh do bị lỏng, hỏng hóc, bị bào mòn,… có thể gây ra những nguy hiểm. Do đó, kiểm tra xe nâng trước khi vận hành là việc vô cùng quan trọng cần chú ý thực hiện.
0908 08 11 08 - 0909 41 59 41
Những việc cần làm khi kiểm tra xe nâng
Kiểm tra bên ngoài xe nâng
Cần kiểm tra kỹ bên ngoài xe nâng, đảm bảo không xảy ra những tình trạng như:
- Bánh xe bị nứt, hoặc bị đâm bởi vật nhọn.
- Càng nâng bị lỏng, nứt hoặc trượt khỏi vị trí.
- Mặt nạ càng nâng bị móp.
- Khung nâng bị lệch.
- Ghế ngồi, dây an toàn bị hư hỏng.
- Khung bảo vệ kém chắc chắn.
- Kiểm tra các bộ phận bên trong máy
- Xem các bộ phận bên trong có bị hiện tượng tháo lắp, bị thiếu bất kỳ bộ phận nào hoặc xảy ra hư hỏng hay không.
Kiểm tra hiệu suất hoạt động của xe nâng
Bạn có thể thực hiện kiểm tra hiệu suất hoạt động của xe nâng bằng cách:
- Nâng càng nâng lên cao (không tải) sau đó hạ từ từ.
- Nghiêng về trước/sau.
- Hoạt động với thắng, gas, và các cần điều khiển qua một lần.
- Kiểm tra thắng xe nâng trước khi tiến hành làm việc.
- Kiểm tra thắng chân bằng cách tác dụng một lực vừa đủ và thoải mái nhất với người vận hành. Không cần dùng quá nhiều lực để đạt được hiệu quả. Chắc chắn không có bất cứ vật gì kẹt trong thắng của bạn. Chắc chắn đèn thắng hoạt động khi bạn sử dụng chúng. Thắng không quá cứng cũng như quá lỏng.
- Đối với thắng tay hãy chắc chắn dễ dàng hoạt động khi cần thiết. Xe không tự động di chuyển khi đã tiến hành kéo thắng tay. Đảm bảo không mắc kẹt bất cứ vật dụng gì.
Kiểm tra quá trình điều khiển và khả năng di chuyển
- Đảm bảo xe di chuyển ổn định, êm ái.
- Thử qua tất cả các chức năng.
- Thực hiện di chuyển về trước, sau và quay đầu.
- Đảm bảo vô lăng quay thoải mái, không cứng nhắc, và tương thích với bản thân bạn.
- Đảm bảo rằng bánh xe nâng đủ áp suất cho bạn hoạt động.
- Lắng nghe xe có phát ra tiếng động lạ khi vận hành thử không. Nếu có thì đó là dấu hiệu của hư hỏng, nên kiểm tra và khắc phục vấn đề.
Kiểm tra hệ thống đèn tín hiệu
Đèn tín hiệu đóng vai trò rất quan trọng với quá trình vận hành xe nâng. Nhờ có đèn tín hiệu, người dùng có thể vận hành xe nâng ở cả những khu vực thiếu sáng.
Bên cạnh đó, đèn tín hiệu còn có chức năng báo hiệu cho mọi người xung quanh khi xe đến gần, để hạn chế xảy ra tai nạn, va chạm. Một số loại đèn còn cảnh báo về những lỗi hoặc hư hỏng của xe nâng. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ hệ thống đèn tín hiệu trước khi vận hành xe nâng.
Người điều khiển cần kiểm tra kỹ lưỡng xem đèn tín hiệu có sáng rõ không? Đèn xi nhan có nhấp nháy đều không? Cường độ chiếu sáng của đèn có tốt không?
Kiểm tra bánh xe
Bánh xe là bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường, có chức năng chịu tải. Chính vì vậy, trước khi sử dụng xe nâng, cần đảm bảo hệ thống bánh xe vẫn hoạt động tốt. Bạn cũng cần kiểm tra áp lực hơi ở bánh sau, bởi nếu bánh xe sau có vấn đề sẽ dễ làm xe nâng bị mất cân bằng, gây nguy hiểm cho con người và hàng hóa.
Kiểm tra phanh xe
Phanh xe là bộ phận thực hiện điều tiết tốc độ xe nâng. Đây là bộ phận góp phần đảm bảo an toàn cho con người, đặc biệt trong những khi xe phải vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn. Nếu hệ thống phanh gặp vấn đề, hãy khắc phục ngay trước khi đưa xe vào sử dụng.
Kiểm tra bộ phận nâng hạ
Đây là bộ phận thực hiện chức năng nâng hạ, trực tiếp tiếp xúc với hàng hóa, nên cần đảm bảo về chất lượng. Nếu thang nâng, càng nâng bị nứt gãy hay biến dạng, sẽ dễ gây tổn thất hàng hóa và ảnh hưởng đến con người. Vì vậy, đừng quên kiểm tra hệ thống nâng hạ của xe nâng trước khi vận hành nhé!
Kiểm tra bình điện
Bình điện, hay ắc quy, được ví như “trái tim” của xe nâng hàng. Vì vậy, khi bình điện xảy ra vấn đề sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của xe nâng. Thông thường, ắc quy xe nâng sẽ có tuổi thọ nhất định phụ thuộc vào số lần sạc bình. Do vậy, cần sạc bình đúng cách và kiểm tra, châm nước cất thường xuyên để bình điện luôn hoạt động tốt.
Kiểm tra gầm xe và các chi tiết máy
Trước khi sử dụng, cần chú ý kiểm tra xem gầm xe có bị rò rỉ dầu hay chảy nhớt không? Các chi tiết vận hành có bị lỏng không? Nếu có phát hiện hư hỏng, hãy tiến hành khắc phục, sửa chữa ngay, để đảm bảo an toàn, và ngăn chặn những hư hỏng nặng hơn.
Người vận hành hoàn toàn có thể kiểm tra bằng mắt thường, bằng cách quan sát trục ổ đĩa, xy lanh, vành đai động cơ xe,…
Kiểm tra vô lăng và tay cầm
Khi sử dụng xe nâng, cần đảm bảo những bộ phận của xe đều ở trạng thái hoạt động tốt và ổn định. Vì vậy, bạn cũng nên kiểm tra vô lăng và tay cầm của xe. Bởi đây là những bộ phận có liên quan đến hệ thống thủy lực.
Kiểm tra ghế ngồi và điều chỉnh gương của xe nâng
Mỗi xe nâng sẽ có phương thức vận hành khác nhau. Do đó, cần chú ý điều chỉnh gương xe nâng để quan sát xung quanh rõ hơn. Đồng thời, kiểm tra ghế ngồi để đảm bảo sự thoải mái cho người vận hành.
Kiểm tra sức tải của xe nâng
Mỗi loại xe nâng hàng sẽ tương ứng với từng mức tải trọng khác nhau. Do vậy, trước khi vận hành, người lái nên nắm rõ tải trọng nâng tối đa của xe, để đảm bảo xe nâng không bị quá tải. Tuyệt đối không nên sử dụng xe trong tình trạng quá tải, vì dễ gây tai nạn hoặc làm hư hỏng xe nâng.
Qua những thông tin trên đây, hi vọng chúng tôi có thể mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất cho quá trình kiểm tra xe nâng. Việc kiểm tra xe nâng trước khi sử dụng là rất cần thiết, vừa bảo đảm chất lượng của xe nâng, vừa bảo đảm sự an toàn cho hàng hóa và con người.
Bên cạnh đó, đừng quên thực hiện bảo dưỡng cho xe nâng từ 1 – 2 tháng/lần để phát hiện hư hỏng và sửa chữa kịp thời. Duy Phát chuyên cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng xe nâng cho khách hàng. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ Hotline 0908081108 để biết thêm chi tiết nhé.
HOTLINE MUA HÀNG:
0908 08 11 08 (Mr Trí Toàn) 0909 41 59 41 (Ms Bích Luyện)
Tin tức liên quan